Phía tây Hà Nội thay đổi diện mạo nhờ cú hích hạ tầng

Sau khi được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt để phát triển thành trung tâm hành chính, khu vực phía Tây chuyển mình với hàng loạt dự án.  



Đầu tiên, việc di dời hàng loạt trụ sở các bộ, ngành về đây như Trung tâm hành chính Quốc gia, Sở Giao thông Vận Tải, Sở Tư pháp, Thanh tra Nhà nước thành phố Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông...khiến hàng loạt công chức nhà nước, cư dân trí thức có nhu cầu chuyển nơi sinh sống về khu vực phía Tây Hà Nội. 

Bên cạnh đó, sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông và các cơ sở y tế, giáo dục. Cụ thể, gần 1.000 điểm trường học, bệnh viện với nhiều tên tuổi như Hệ thống trường liên cấp Vinschool, Trường THPT Amsterdam, Đại học Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Y học cổ truyền Dân tộc Quân đội,...quy tụ trong bán kính 7 km quanh Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, 

Hệ thống trung tâm thương mại, giải trí cũng mọc lên sầm uất. Nếu chỉ ít năm trước, nhiều khu vực tại Mễ Trì, Hà Đông còn là vùng hoang vu, ít đèn đường thì nay trở thành những khu mua sắm tấp nập. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đổ dồn về đây khiến cộng đồng Tây Hà Nội thêm đa dạng.


Khu vực phía Tây Hà Nội đang thay đổi nhanh chóng với hàng loạt công trình và dự án bất động sản.  
Bên cạnh đó, các dự án trọng điểm như hệ thống đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, tuyến xe buýt nhanh BRT...đều được đặt ở phía Tây Hà Nội. Trục đường Đại Lộ Thăng Long, Lê Văn Lương kéo dài - Tố Hữu, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường Trung Văn kết nối Mễ Trì - Mỹ Đình... tạo niềm tin đầu tư lớn cho thị trường. Đặc biệt, nhiều tuyến đường sắt đô thị tập trung ở khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ cũng hứa hẹn trở thành "ngòi nổ" kích hoạt sự phát triển của cả khu vực.

Tuyến đường Vành đai 2,5 chạy qua các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ... dự kiến là trục giao thông huyết mạch, mở rộng giao thông từ khu vực Kim Đồng - Giải Phóng - Định Công xuyên qua các quận huyết mạch. Tuyến đường nối Nguyễn Xiển - Xa La đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sắp thông xe sẽ giúp cho người dân rút ngắn thời gian di chuyển từ các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân tới Tây Hà Nội xuống chỉ còn 10 phút...

Theo giới đầu tư, hiệu ứng tất yếu là việc giá bán các dự án tại khu vực Tây Hà Nội hiện nay đang có xu hướng tiếp tục tăng lên. Nắm bắt xu hướng phát triển này, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện đầu tư vào phía Tây Hà Nội.


Tính riêng các khu đô thị cao cấp của tập đoàn Vingroup tại địa bàn Hà Nội, 2/3 dự án được đặt tại phía Tây. Tuy có giá bán không rẻ, những dự án này luôn cháy hàng sau thời gian ngắn ra mắt. Điều này cho thấy nhu cầu của người dân về một không gian sống lý tưởng tại khu vực còn nhiều tiềm năng này.

Trong bối cảnh này, việc xuất hiện thông tin về dự án Vincity Sportia - "Đại độ thị đẳng cấp Singapore và hơn thế nữa" tại Tây Mỗ, Đại Mỗ với quy mô hàng trăm hecta và giá bán vừa tầm với số đông đại chúng hiện đang thôi thúc và tạo ra những kỳ vọng không hề nhỏ cho cả giới đầu tư và cư dân có nhu cầu ở thực. "Đây hứa hẹn sẽ là dự án đáng mong đợi bậc nhất của thị trường bất động sản thủ đô cuối năm 2018", một nhà đầu tư nói.

Chị Dương Hoàng Anh, một cư dân tại Vinhomes Green Bay cho biết, cuộc sống ở khu vực Tây Hà Nội đã khác xưa kia rất nhiều. Trung tâm có gì thì Tây Hà Nội có cái ấy, thậm chí còn mới và tốt hơn.
"Thay vì chen chúc ở khu vực trung tâm chật hẹp, gia đình chúng tôi chuyển về đây sống để tận hưởng không khí trong lành, thoáng đãng nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi", chị nói.
Hà My

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 view 360